(Lâm Đồng Online) Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu trong thị trường hiện tại và tương lai. Tham gia vào thị trường TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng kênh bán hàng không chỉ trong địa phương mà còn vươn ra thị trường quốc gia, quốc tế. Doanh nghiệp Lâm Đồng cần làm gì để tham gia vào sân chơi đầy mới mẻ và hứa hẹn này?
Rau, củ sấy khô là mặt hàng phổ biến của Lâm Đồng trên các sàn TMĐT
Hiện tại, các doanh nghiệp (DN) Lâm Đồng kinh doanh trên các sàn TMĐT chủ yếu là các DN cung cấp các mặt hàng đặc sản địa phương như rau củ quả tươi, khô, cà phê, trà… Với các mặt hàng đặc sản, việc kinh doanh gặp một số khó khăn như vận chuyển khó khăn do yêu cầu bảo quản khá nghiêm ngặt, hàng hóa dễ hư hỏng, dập nát. Tuy nhiên, không ít DN Lâm Đồng đã tham gia các sàn TMĐT thành công và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.
Ông Nguyễn Trọng Sứ, CEO Công ty Dalavi, một doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng đặc sản Đà Lạt như chuối sấy, hồng khô, mát mát sấy khô… khá thành công với chiến lược kinh doanh trên nền tảng TMĐT. Ông Sứ cho biết, doanh nghiệp ông không mất quá nhiều chi phí cho thuê mướn mặt bằng mà chú tâm vào kinh doanh trên nền tảng các sàn TMĐT, các mạng xã hội, website. Có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành Marketing, truyền thông, ông Sứ tư vấn một vài kinh nghiệm cho các doanh nghiệp muốn tham gia TMĐT. Ông Sứ đặc biệt nhấn mạnh DN cần xây dựng lòng tin lâu bền với khách hàng, đặc biệt trên môi trường lỏng lẻo như môi trường mạng internet.
Về cơ sở vật chất, DN tham gia TMĐT không cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, chỉ cần trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng ổn định, có thể in và xử lý đơn hàng qua hệ thống. Chi phí đầu tư cho TMĐT không cồng kềnh và nặng nề.
Về lâu dài, các DN nhỏ nên trang bị hệ thống phần mềm để có thể quản lý đồng thời cả đơn hàng truyền thống với đơn hàng TMĐT. Tùy thuộc vào đặc tính của DN, các sản phẩm và dịch vụ của DN bán trên sàn TMĐT mà áp dụng mô hình phù hợp cho riêng DN và nếu cần, nên có sự tư vấn của các nhà chuyên môn.
Về nhân sự, để bán hàng trên các sàn TMĐT, các DN cần bố trí nhân viên theo dõi và xử lý đơn hàng cũng như trả lời khách hàng khi có yêu cầu. Trong giai đoạn đầu khi đưa thông tin lên các sàn TMĐT, cần bố trí ít nhất 1 nhân viên học và quản lý việc đăng sản phẩm. Nhân viên xử lý đơn hàng TMĐT có thể bố trí kết hợp với nhân viên bán hàng truyền thống vì không cần nhiều kỹ năng chuyên biệt như nhân viên đăng sản phẩm. Chỉ khi quy mô bán hàng trên sàn TMĐT tăng, cần bố trí nhân viên phụ trách chuyên xử lý các đơn hàng TMĐT.
Về lựa chọn mô hình tham gia sàn TMĐT: Lựa chọn mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT kết hợp với các hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu, bởi hệ sinh thái đang dần hoàn thiện của các sàn TMĐT sẽ giúp cho DN không chỉ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mà còn giảm được việc quản lý hoạt động logistics cũng như thanh toán. Đồng thời, giúp khách hàng có nhiều lợi ích hơn về việc lựa chọn thời gian giao hàng, phương thức thanh toán cũng như hưởng lợi qua các chương trình khuyến mại của các sàn TMĐT.
Với mô hình ký gửi sản phẩm tại sàn TMĐT, DN có thể dựa hoàn toàn vào việc bán hàng, giao hàng và thu tiền cho các sàn TMĐT, lợi nhuận thu về thường sẽ thấp hơn nhưng việc quản lý sản phẩm bán sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, khi tham gia mô hình này, DN cần cân nhắc vấn đề bảo quản hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa dễ vỡ; khó chủ động khi muốn khuyến mại kèm quà tặng với các hàng đã gửi bán. Ngoài ra, khi tham gia mô hình này, DN sẽ khó hoặc không thu thập được các thông tin khách hàng, hạn chế việc chăm sóc khách hàng…
Vấn đề quan trọng nhất giúp kinh doanh TMĐT chính là xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với DN trên sàn TMĐT: DN cần xây dựng chi tiết, mô tả cụ thể thông tin về sản phẩm. Ngoài việc đăng ảnh sản phẩm, DN có thể sử dụng các video/clip về sử dụng sản phẩm, tạo dựng uy tín dựa trên các phản hồi từ khách hàng đã mua hàng, đã trải nghiệm sản phẩm; Cung cấp đầy đủ minh chứng về hàng hóa; Chủ động cho phép khách hàng lựa chọn nhiều đối tác giao hàng, thời gian giao hàng cũng như phương thức thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp giữa DN và khách hàng, việc giải quyết nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch là điểm cộng, giúp DN xây dựng lòng tin bền vững và lâu dài với khách hàng.
Ông Nguyễn Trọng Sứ, CEO Công ty Dalavi, một doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng đặc sản Đà Lạt như chuối sấy, hồng khô, mát mát sấy khô… khá thành công với chiến lược kinh doanh trên nền tảng TMĐT. Ông Sứ cho biết, doanh nghiệp ông không mất quá nhiều chi phí cho thuê mướn mặt bằng mà chú tâm vào kinh doanh trên nền tảng các sàn TMĐT, các mạng xã hội, website. Có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành Marketing, truyền thông, ông Sứ tư vấn một vài kinh nghiệm cho các doanh nghiệp muốn tham gia TMĐT. Ông Sứ đặc biệt nhấn mạnh DN cần xây dựng lòng tin lâu bền với khách hàng, đặc biệt trên môi trường lỏng lẻo như môi trường mạng internet.
Về cơ sở vật chất, DN tham gia TMĐT không cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, chỉ cần trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng ổn định, có thể in và xử lý đơn hàng qua hệ thống. Chi phí đầu tư cho TMĐT không cồng kềnh và nặng nề.
Về lâu dài, các DN nhỏ nên trang bị hệ thống phần mềm để có thể quản lý đồng thời cả đơn hàng truyền thống với đơn hàng TMĐT. Tùy thuộc vào đặc tính của DN, các sản phẩm và dịch vụ của DN bán trên sàn TMĐT mà áp dụng mô hình phù hợp cho riêng DN và nếu cần, nên có sự tư vấn của các nhà chuyên môn.
Về nhân sự, để bán hàng trên các sàn TMĐT, các DN cần bố trí nhân viên theo dõi và xử lý đơn hàng cũng như trả lời khách hàng khi có yêu cầu. Trong giai đoạn đầu khi đưa thông tin lên các sàn TMĐT, cần bố trí ít nhất 1 nhân viên học và quản lý việc đăng sản phẩm. Nhân viên xử lý đơn hàng TMĐT có thể bố trí kết hợp với nhân viên bán hàng truyền thống vì không cần nhiều kỹ năng chuyên biệt như nhân viên đăng sản phẩm. Chỉ khi quy mô bán hàng trên sàn TMĐT tăng, cần bố trí nhân viên phụ trách chuyên xử lý các đơn hàng TMĐT.
Về lựa chọn mô hình tham gia sàn TMĐT: Lựa chọn mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT kết hợp với các hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kinh doanh trực tuyến là xu hướng tất yếu, bởi hệ sinh thái đang dần hoàn thiện của các sàn TMĐT sẽ giúp cho DN không chỉ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mà còn giảm được việc quản lý hoạt động logistics cũng như thanh toán. Đồng thời, giúp khách hàng có nhiều lợi ích hơn về việc lựa chọn thời gian giao hàng, phương thức thanh toán cũng như hưởng lợi qua các chương trình khuyến mại của các sàn TMĐT.
Với mô hình ký gửi sản phẩm tại sàn TMĐT, DN có thể dựa hoàn toàn vào việc bán hàng, giao hàng và thu tiền cho các sàn TMĐT, lợi nhuận thu về thường sẽ thấp hơn nhưng việc quản lý sản phẩm bán sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, khi tham gia mô hình này, DN cần cân nhắc vấn đề bảo quản hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa dễ vỡ; khó chủ động khi muốn khuyến mại kèm quà tặng với các hàng đã gửi bán. Ngoài ra, khi tham gia mô hình này, DN sẽ khó hoặc không thu thập được các thông tin khách hàng, hạn chế việc chăm sóc khách hàng…
Vấn đề quan trọng nhất giúp kinh doanh TMĐT chính là xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với DN trên sàn TMĐT: DN cần xây dựng chi tiết, mô tả cụ thể thông tin về sản phẩm. Ngoài việc đăng ảnh sản phẩm, DN có thể sử dụng các video/clip về sử dụng sản phẩm, tạo dựng uy tín dựa trên các phản hồi từ khách hàng đã mua hàng, đã trải nghiệm sản phẩm; Cung cấp đầy đủ minh chứng về hàng hóa; Chủ động cho phép khách hàng lựa chọn nhiều đối tác giao hàng, thời gian giao hàng cũng như phương thức thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp giữa DN và khách hàng, việc giải quyết nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch là điểm cộng, giúp DN xây dựng lòng tin bền vững và lâu dài với khách hàng.