8/1/2019 10:27:00 AM
.

Tái cơ cấu cây trồng - bức tranh mới


Quán nước, nơi hai phóng viên bị các đối tượng hành hung khi đóng vai đi mua hồ sơ dự thầu tại Đạ Huoai
Quán nước, nơi hai phóng viên bị các đối tượng hành hung khi đóng vai đi mua hồ sơ dự thầu tại Đạ Huoai

Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lâm Đồng, ước 6 tháng đầu năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) toàn tỉnh đạt hơn 56.400 ha, tăng gần 2.000 ha so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chiếm nhiều diện tích nhất là cây rau với hơn 22.140 ha, cà phê gần 19.250 ha, tiếp đến là cây chè gần 6.110 ha, lúa chất lượng cao hơn 4.500 ha, hoa hơn 2.750 ha, còn lại khoảng 1.650 ha gồm diện tích các loại cây dược liệu, ăn quả; đặc sản và cây trồng khác... So với cách đây 5 năm, diện tích cây trồng sản xuất ứng dụng CNC trên địa bàn Lâm Đồng tăng gần 14.400 ha. 
 
“Nếu tính từ năm 2015 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng xác định lấy nông nghiệp CNC bên cạnh du lịch canh nông làm khâu đột phá. Qua đó, tiếp tục thu hút đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đồng bộ trong sản xuất, từ đó đảm bảo nông sản phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường...”, Sở NN-PTNT cho biết. Theo đó, với các giải pháp, chính sách thuận lợi về cơ chế, thông thoáng môi trường pháp lý, các cơ quan chuyên trách của Lâm Đồng đã thường xuyên tiếp xúc, hướng dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến nhiều vùng nông nghiệp trên địa bàn để tìm hiểu, nghiên cứu triển khai và nhân rộng quy trình ứng dụng khoa học công nghệ đến từ các nước có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới như: Hà Lan, Pháp, Israel, Thái Lan... Kết quả từ năm 2015 trở lại đây, nhiều vùng nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã thực nghiệm thành công và chuyển giao rộng rãi cho người nông dân với hơn 500 mô hình “nhập khẩu” từ các nước này.  
 
Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 10 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT công nhận đạt tiêu chuẩn Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa với tổng diện tích gần 400 ha. Đặc biệt, có 15 doanh nghiệp và trang trại sử dụng công nghệ cảm biến kết nối vạn vật trong canh tác cây trồng, 5 doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ toàn cầu. Ở 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai quy hoạch gần 20 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích phân bổ gần 4.000 ha. Và cũng đã quy hoạch 7 khu nông nghiệp CNC thuộc các địa bàn xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (400 ha); xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (gần 820 ha); xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà (100 ha); xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (400 ha)… Riêng địa bàn thành phố Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận 2 làng hoa là Vạn Thành và Thái Phiên đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích mỗi làng hoa khoảng 150 ha...
 
Hạ tầng nông nghiệp - công trình nối tiếp công trình
 
Thống kê trong năm kế hoạch 2019, Sở NN-PTNT tiếp tục thực hiện 19 công trình xây dựng hạ tầng nông nghiệp được giao. Trong đó, gồm 8 công trình thủy lợi, 5 công trình đường giao thông và 6 công trình thủy lợi, với tổng kinh phí hơn 244 tỷ đồng. Đến đầu tháng 7/2019, đơn vị chủ đầu tư thuộc ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã giải ngân gần 85% nguồn vốn triển khai xây dựng các công trình đầu mối hồ thủy lợi Đạ Sị (xã Tiên Hoàng, Cát Tiên). Và hồ thủy lợi Đạ Lây (Đạ Tẻh) bổ sung hạng mục bồi thường 13 tỷ đồng giải tỏa 27 ha phần xây dựng lòng hồ. Ngoài ra, đang đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cấp sửa chữa các công trình Trạm bơm Phước Cát 1 (Cát Tiên), Đạ Goail (Đạ Huoai), với tổng nguồn vốn mỗi công trình trên dưới 6 tỷ đồng. Chưa kể hàng loạt dự án khác cũng đang tích cực triển khai theo kế hoạch như: nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (65 tỷ đồng); Chương trình bố trí dân cư các địa bàn nông thôn vùng xa ở Đạ Tẻh, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng (hơn 72 tỷ đồng); hơn 272 tỷ đồng trực tiếp thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019...
 
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục thực hiện đầy đủ 19 tiêu chí đạt chuẩn NTM ở 3 xã Đạ Lây, Đạ Tẻh và Liên Đầm, Di Linh và Lộc Nam, Bảo Lâm; nâng số xã NTM toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 90 xã/116 xã. Đồng thời 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên đăng ký đạt tiêu chuẩn huyện NTM, hiện đạt lần lượt 7 và 5 tiêu chí trên tất cả 9 tiêu chí quy định... 
 
“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiêp nói chung, tái cơ cấu cây trồng nói riêng ở Lâm Đồng đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Vai trò chủ thể của Nhân dân được khẳng định, Nhân dân đồng thuận tham gia đóng góp xây dựng NTM mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên, kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, phục vụ thiết yếu cho sản xuất và cuộc sống của người dân...”, Sở NN-PTNT Lâm Đồng đánh giá.
Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lâm Đồng, ước 6 tháng đầu năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) toàn tỉnh đạt hơn 56.400 ha, tăng gần 2.000 ha so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chiếm nhiều diện tích nhất là cây rau với hơn 22.140 ha, cà phê gần 19.250 ha, tiếp đến là cây chè gần 6.110 ha, lúa chất lượng cao hơn 4.500 ha, hoa hơn 2.750 ha, còn lại khoảng 1.650 ha gồm diện tích các loại cây dược liệu, ăn quả; đặc sản và cây trồng khác... So với cách đây 5 năm, diện tích cây trồng sản xuất ứng dụng CNC trên địa bàn Lâm Đồng tăng gần 14.400 ha. 
 
“Nếu tính từ năm 2015 đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng xác định lấy nông nghiệp CNC bên cạnh du lịch canh nông làm khâu đột phá. Qua đó, tiếp tục thu hút đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đồng bộ trong sản xuất, từ đó đảm bảo nông sản phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường...”, Sở NN-PTNT cho biết. Theo đó, với các giải pháp, chính sách thuận lợi về cơ chế, thông thoáng môi trường pháp lý, các cơ quan chuyên trách của Lâm Đồng đã thường xuyên tiếp xúc, hướng dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến nhiều vùng nông nghiệp trên địa bàn để tìm hiểu, nghiên cứu triển khai và nhân rộng quy trình ứng dụng khoa học công nghệ đến từ các nước có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới như: Hà Lan, Pháp, Israel, Thái Lan... Kết quả từ năm 2015 trở lại đây, nhiều vùng nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã thực nghiệm thành công và chuyển giao rộng rãi cho người nông dân với hơn 500 mô hình “nhập khẩu” từ các nước này.  
 
Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có gần 10 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT công nhận đạt tiêu chuẩn Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa với tổng diện tích gần 400 ha. Đặc biệt, có 15 doanh nghiệp và trang trại sử dụng công nghệ cảm biến kết nối vạn vật trong canh tác cây trồng, 5 doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hữu cơ toàn cầu. Ở 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai quy hoạch gần 20 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích phân bổ gần 4.000 ha. Và cũng đã quy hoạch 7 khu nông nghiệp CNC thuộc các địa bàn xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (400 ha); xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (gần 820 ha); xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà (100 ha); xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (400 ha)… Riêng địa bàn thành phố Đà Lạt được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận 2 làng hoa là Vạn Thành và Thái Phiên đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích mỗi làng hoa khoảng 150 ha...
 
Hạ tầng nông nghiệp - công trình nối tiếp công trình
 
Thống kê trong năm kế hoạch 2019, Sở NN-PTNT tiếp tục thực hiện 19 công trình xây dựng hạ tầng nông nghiệp được giao. Trong đó, gồm 8 công trình thủy lợi, 5 công trình đường giao thông và 6 công trình thủy lợi, với tổng kinh phí hơn 244 tỷ đồng. Đến đầu tháng 7/2019, đơn vị chủ đầu tư thuộc ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã giải ngân gần 85% nguồn vốn triển khai xây dựng các công trình đầu mối hồ thủy lợi Đạ Sị (xã Tiên Hoàng, Cát Tiên). Và hồ thủy lợi Đạ Lây (Đạ Tẻh) bổ sung hạng mục bồi thường 13 tỷ đồng giải tỏa 27 ha phần xây dựng lòng hồ. Ngoài ra, đang đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cấp sửa chữa các công trình Trạm bơm Phước Cát 1 (Cát Tiên), Đạ Goail (Đạ Huoai), với tổng nguồn vốn mỗi công trình trên dưới 6 tỷ đồng. Chưa kể hàng loạt dự án khác cũng đang tích cực triển khai theo kế hoạch như: nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (65 tỷ đồng); Chương trình bố trí dân cư các địa bàn nông thôn vùng xa ở Đạ Tẻh, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông, Đức Trọng (hơn 72 tỷ đồng); hơn 272 tỷ đồng trực tiếp thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019...
 
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục thực hiện đầy đủ 19 tiêu chí đạt chuẩn NTM ở 3 xã Đạ Lây, Đạ Tẻh và Liên Đầm, Di Linh và Lộc Nam, Bảo Lâm; nâng số xã NTM toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 90 xã/116 xã. Đồng thời 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên đăng ký đạt tiêu chuẩn huyện NTM, hiện đạt lần lượt 7 và 5 tiêu chí trên tất cả 9 tiêu chí quy định... 
 
“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiêp nói chung, tái cơ cấu cây trồng nói riêng ở Lâm Đồng đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Vai trò chủ thể của Nhân dân được khẳng định, Nhân dân đồng thuận tham gia đóng góp xây dựng NTM mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên, kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, phục vụ thiết yếu cho sản xuất và cuộc sống của người dân...”, Sở NN-PTNT Lâm Đồng đánh giá.
 


(Báo Lâm Đồng Online)

.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG (TIPC LÂM ĐỒNG)

Địa chỉ: 36 Trần Phú  - Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại:02633 510 556 - Fax: 02633 811 656
 Email:dalatinfo.vn@gmail.com
Lượt truy cập:5,275,351.00