1/29/2021 7:56:00 AM
.

Tác động COVID-19 đến doanh nghiệp và hành động ứng phó (kỳ cuối)



(Lâm Đồng Online) Đáng chú ý, kết quả khảo sát nhanh lần 2 đã nhận diện rõ hơn các khó khăn của doanh nghiệp khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, đồng thời phản ánh khá đầy đủ về hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương đối với các doanh nghiệp. 
 
Gói hỗ trợ được đánh giá cao
 
Ngay sau khi dịch bùng phát, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Theo Chỉ thị 11, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN) đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch. Theo đó, gói hỗ trợ tín dụng đợt đầu khoảng 250 nghìn tỷ đồng. Qua đánh giá, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ ban hành trong thời gian qua nhanh chóng và rất phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng DN. Trong đó, giải pháp “không điều chỉnh tăng giá trong quý I và quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do Nhà nước kiểm soát giá” và giải pháp “miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngân hàng” được nhiều DN ủng hộ nhất. Giải pháp về “cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ” và “cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn” cũng được DN đánh giá tích cực.
 
Kết quả khảo sát lần 2 tại Lâm Đồng cho thấy, tỷ lệ DN không gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay gần 17% trong tổng số DN; trong đó DN FDI 23,8%, DN nhà nước 18,2% và DN ngoài nhà nước là 16,3%. Tỷ lệ DN đã được nhận hỗ trợ của Nhà nước chiếm 11,7%; trong đó DN Nhà nước tỷ lệ 14,3%, DN FDI 11,1% và DN ngoài nhà nước tỷ lệ 10,1%.
 
Tuy nhiên, kết quả trả lời của DN qua đợt khảo sát lần thứ 2 về thực hiện các giải pháp thì quá trình thực thi hỗ trợ còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Gần 84% DN được khảo sát đánh giá là gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay, trong đó DN ngoài nhà nước là đối tượng gặp khó khăn lớn nhất với 84%. Có đến gần 72% DN gặp khó khăn do quy trình, thủ tục vay vốn phức tạp, hơn 55% DN không có tài sản thế chấp để vay vốn, bên cạnh đó DN đang có dư nợ nhiều cũng bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng là 48,3%.
 
Chủ động ứng phó 
 
Cuộc khảo sát của Cục Thống kê cũng đã cho thấy, để ứng phó với tác động COVID-19, DN trên địa bàn Lâm Đồng đã phải áp dụng nhiều giải pháp để có thể tồn tại, vượt qua thời kỳ khó khăn. Và trên thực tế có trên 62% DN đã áp dụng ít nhất một giải pháp, từ thay đổi phương thức hoạt động đến chiến lược sản xuất kinh doanh. DN có quy mô càng lớn càng chủ động tìm kiếp giải pháp để khắc phục khó khăn. Cụ thể, có 63,2% DN quy mô lớn có áp dụng một trong các giải pháp, trong khi đó chỉ có 60,1% DN quy mô siêu nhỏ thực hiện việc này. 
 
Các giải pháp được DN áp dụng nhiều như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống được 23,8% DN áp dụng; đẩy mạnh thương mại điện tử có 15,9% DN áp dụng; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động có 12,7% DN triển khai thực hiện. Cuối cùng là giải pháp sản xuất, cung cấp mặt hàng - dịch vụ mới theo nhu cầu của thị trường trong giai đoạn dịch bệnh có 10,5% DN áp dụng.
 
Đứng trước những khó khăn, thách thức mà dịch COVID-19 mang đến, nhiều DN đã tìm ra hướng đi mới cho chính mình để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh trong tương lai. Kết quả khảo sát chỉ ra có đến 85% DN sẽ áp dụng đồng bộ các giải pháp để vượt qua thời kỳ dịch COVID-19. Cụ thể, có 60% DN tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước; 48,6% DN sẽ thay đổi giá sản phẩm, dịch vụ; 47,1% DN sẽ đẩy mạnh thương mại điện tử; 33,1% DN chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; 31,1% DN sản xuất sản phẩm mới đối với thị trường và 29,7% DN tập trung phát triển chuỗi cung ứng trong nước để thay thế nguồn nhập khẩu.
 
Siêu thị Big C Đà Lạt chuẩn bị nguồn cung thịt phục vụ thị trường dịp tết. Ảnh: H.Sa
Siêu thị Big C Đà Lạt chuẩn bị nguồn cung thịt phục vụ thị trường dịp tết. Ảnh: H.Sa
 
Và những kiến nghị 
 
Thực tế các chính sách hỗ trợ DN ở đợt 1 có nguồn lực để thực hiện là không nhỏ, song hiệu quả mà chính sách mang lại chưa thực sự được như kỳ vọng.
 
Cũng theo kết quả khảo sát của Cục Thống kê tỉnh, ngoài vấn đề gia hạn nộp các loại thuế, phí có thể thực hiện được ngay thì hầu hết DN cho rằng họ chưa “với” tới được các chính sách hỗ trợ vì những quy định cụ thể khá ngặt nghèo. Đơn cử như việc vay tiền để trả lương cho người lao động trong lúc khó khăn. Điều đó buộc DN phải tự tìm mọi cách xoay xở trước khi có thể hưởng lợi từ chính sách nếu không muốn bị lâm vào tình trạng đóng cửa, phá sản... Các chính sách, gói hỗ trợ để đối phó với đại dịch trong giai đoạn 1 dù đã được triển khai từ nhiều tháng qua nhưng theo đánh giá chung là chưa thể hiện được vai trò “cứu trợ” một cách tốt nhất. Nguyên nhân chủ yếu do DN chưa đáp ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ chiếm 46,7%, không biết về chính sách chiếm 32,8% và quy trình, thủ tục tiếp cận quá khó khăn chiếm 15,8%. Từ đó, các DN mong muốn khi xây dựng chính sách hỗ trợ, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các cấp chính quyền cần tính toán chặt chẽ, đầy đủ các yếu tố tác động, dựa trên thực tế khó khăn của DN để xây dựng chính sách, đưa ra được các gói hỗ trợ cần đủ mạnh về liều lượng và kịp thời hơn, hướng đến đúng đối tượng hơn. Đồng thời phải kết nối các đơn vị xúc tiến thương mại, tìm mọi cách giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm trong nước thông qua các gói kích cầu. Có gần 72% DN tham gia khảo sát kỳ vọng sẽ gia hạn và sửa đổi các giải pháp, chính sách về thuế và tiền thuê đất, 58,6% tiếp tục các chính sách kích cầu tiêu dùng trong nước, có 57,5% DN kỳ vọng gia hạn và sửa đổi các chính sách về tài chính, tín dụng, 64,8% rà soát điều chỉnh giảm phí, lệ phí áp dụng cho năm 2021 và có gần 40% kỳ vọng sẽ có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động chuyển nghề do thay đổi hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
 
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bản thân mỗi DN trong cộng đồng DN Lâm Đồng cũng cần phải không ngừng nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đó là tiếp tục chủ động linh hoạt, sáng tạo chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế để hoạt động hiệu quả trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị tr 
.

TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LÂM ĐỒNG (TIPC LÂM ĐỒNG)

Địa chỉ: 36 Trần Phú  - Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại:02633 510 556 - Fax: 02633 811 656
 Email:dalatinfo.vn@gmail.com
Lượt truy cập:5,200,794.00