(LĐ online) - Hội nghị công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lâm Đồng năm 2019 và tổng kết 5 năm thực hiện cam kết cải thiện môi trường kinh doanh (2016-2020) được UBND tỉnh Lâm Đồng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 10/7.
Chủ trì hội nghị
Tham dự hội nghị có Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và đoàn công tác của VCCI; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt và hơn 150 đại biểu đại diện cho các Hiệp hội, doanh nghiệp, sở ngành và địa phương của tỉnh Lâm Đồng.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt khẳng định quyết tâm của tỉnh trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; đồng thời, luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhằm không ngừng xây dựng một nền hành chính công thân thiện, công khai, minh bạch và hiệu quả. Sau 5 năm, hầu hết các chỉ tiêu cam kết trong biên bản như: Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, đất đai… đều đạt các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra. Việc giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp còn được thực hiện thông qua đối thoại, đào tạo lao động, hỗ trợ phát triển… được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt phát biểu khai mạc
Lâm Đồng đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng PCI năm 2019, tăng 5 bậc so với năm 2018 và nhiều năm liền được xếp hạng vào nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành khá. UBND tỉnh và VCCI phối hợp tổ chức hội nghị công bố chỉ số PCI tỉnh Lâm Đồng năm 2019 và tổng kết 5 năm thực hiện bản cam kết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp (2016-2020) nhằm đánh giá những việc đã làm được, làm tốt; những việc chưa tốt và tìm các giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa những gì tỉnh đã cam kết với cộng đồng doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Lâm Đồng đứng thứ 22 về chỉ số PCI và cũng đứng thứ 22 về phát triển doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp/người dân của Lâm Đồng đứng thứ 16 trong cả nước, cho thấy nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của Lâm Đồng. Lâm Đồng hiện có 2.500 doanh nghiệp có lãi trong số 6.139 doanh nghiệp đang hoạt động, là vốn quý của nền kinh tế cần được nâng niu, là động lực phát triển cho nền kinh tế, cần có chính sách hỗ trợ để họ hoạt động hiệu quả hơn nữa và kéo cả nền kinh tế đi lên.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá kết quả PCI của Lâm Đồng
Đối với năng lực cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng trong nhiệm kỳ này, dù chỉ số tăng liên tục và thứ hạng luôn đứng đầu khu vực Tây Nguyên; tuy nhiên, chỉ số này vẫn chưa đạt được sự bứt phá và còn rất nhiều dư địa để Lâm Đồng có thể phấn đấu đạt cao hơn, như: Rút ngắn thời gian làm thủ tục, nâng cao khả năng tiếp cận đất đai, minh bạch trong cung cấp thông tin, đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra là đồng hành chứ không phải gây khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ, tăng cường khả năng thực thi công vụ của công chức các sở ngành và địa phương…
Ông Lộc cũng nhận xét: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng có Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, CLB nữ doanh nhân…, nhưng dường như sự kết nối chưa chặt chẽ, chưa kết hợp với nhau. Làm sao để cộng đồng doanh nghiệp tập trung trong Hiệp hội tạo nên sức mạnh và khẳng định vai trò quan trọng của Hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền. Chính quyền cần bắt tay với Hiệp hội và chuyển giao các dịch vụ công cho xã hội để ai cũng có lợi. Chính quyền cấp tỉnh cũng cần phát huy vai trò tiên phong của mình và truyền lửa cho các cấp lãnh đạo huyện xã, sở ngành…
Các đại biểu tham dự hội nghị
Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất “cà phê doanh nhân” cũng là một cách nhẹ nhàng và thân thiện chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp. “Cà phê doanh nhân” cũng là nơi chính quyền học hỏi doanh nghiệp những vấn đề thực tiễn, sẽ giúp nâng cao năng lực điều hành của lãnh đạo trong thời gian tới… Hiệp hội cũng nên thành lập trung tâm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…
Tại hội nghị, ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng báo cáo kết quả thực hiện cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lâm Đồng. Với những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, sau 5 năm tích cực thực hiện cam kết, môi trường kinh doanh và có nhiều tiến bộ hơn so với trước, thể hiện ở kết quả xếp hạng chỉ số PCI và các chỉ tiêu cam kết của các ngành đã thực hiện. Mặc dù kết quả xếp hạng có tăng, giảm khác nhau qua từng năm, nhưng Lâm Đồng luôn được xếp trong nhóm các địa phương có thứ hạng từ 20 đến 30, có chất lượng điều hành khá và luôn là tỉnh đứng đầu trong 5 tỉnh Tây Nguyên.
Việc thực hiện nghiêm túc biên bản cam kết với VCCI về cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm qua đã góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển; số doanh nghiệp phải chờ đợi các thủ tục kéo dài đã giảm mạnh, không còn doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn tất các thủ tục, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương thức nộp và trả kết quả qua bưu điện, các thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch hành chính công…; đào tạo lao động có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp…
Tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI trình bày về bức tranh chung của PCI Lâm Đồng trong 5 năm qua; tư vấn một số giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới và phổ biến những kinh nghiệm hay về cải thiện môi trường kinh doanh tại một số địa phương.
Ông Đặng Trí Dũng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng trình bày báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện biên bản cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, các sở ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp cũng nêu các ý kiến và giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cam kết cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Lâm Đồng.
Tại hội nghị, ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng báo cáo kết quả thực hiện cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lâm Đồng. Với những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, sau 5 năm tích cực thực hiện cam kết, môi trường kinh doanh và có nhiều tiến bộ hơn so với trước, thể hiện ở kết quả xếp hạng chỉ số PCI và các chỉ tiêu cam kết của các ngành đã thực hiện. Mặc dù kết quả xếp hạng có tăng, giảm khác nhau qua từng năm, nhưng Lâm Đồng luôn được xếp trong nhóm các địa phương có thứ hạng từ 20 đến 30, có chất lượng điều hành khá và luôn là tỉnh đứng đầu trong 5 tỉnh Tây Nguyên.
Việc thực hiện nghiêm túc biên bản cam kết với VCCI về cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm qua đã góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển; số doanh nghiệp phải chờ đợi các thủ tục kéo dài đã giảm mạnh, không còn doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để hoàn tất các thủ tục, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương thức nộp và trả kết quả qua bưu điện, các thủ tục hành chính đã được niêm yết công khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch hành chính công…; đào tạo lao động có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp…
Tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI trình bày về bức tranh chung của PCI Lâm Đồng trong 5 năm qua; tư vấn một số giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới và phổ biến những kinh nghiệm hay về cải thiện môi trường kinh doanh tại một số địa phương.
Ông Đặng Trí Dũng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng trình bày báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện biên bản cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, các sở ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp cũng nêu các ý kiến và giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cam kết cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh Lâm Đồng.