(LĐ online) - Cùng với phát triển thị trường thì phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
(LĐ online) - Cùng với phát triển thị trường thì phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
![]() |
Đầu tư phát triển chế biến sâu, hướng đến xuất khẩu giúp công ty Trình Nhi duy trì hoạt động sản xuất, xuất khẩu bình thường trong mùa dịch Covid-19 |
Tỷ lệ nông sản chế biến thấp
Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có hơn 34,6 ngàn ha rau và 4,8 ngàn ha hoa, hàng năm cung cấp ra thị trường hơn 2,58 triệu tấn rau củ và 3,567 tỷ cành hoa các loại.
Tuy nhiên, hiện năng lực của các nhà máy chế biến chỉ đáp ứng khoảng 13% sản lượng rau của tỉnh và mới có khoảng 50% rau được sơ chế trước khi tiêu thụ. Thị trường chính của rau, hoa là tiêu thụ trong nước với tỷ lệ khoảng 90% sản lượng, còn lại là xuất khẩu.
Còn đối với cà phê, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước với hơn 174 ngàn ha. Năng suất bình quân tăng qua các năm và hiện nay đạt 31,8 tạ/ha, sản lượng 515 ngàn tấn/năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 nhà máy và 192 cơ sở chế biến cà phê với công suất đáp ứng 80-90% sản lượng cà phê toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản lượng chế biến tinh còn khá thấp, vào khoảng 6 ngàn tấn/năm. Như vậy, gần 510 ngàn tấn cà phê nhân của Lâm Đồng gần như phải xuất thô với giá thành không cao.
Thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong đó, Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh thành có từ 10 doanh nghiệp chế biến lớn trở lên với sản phẩm chế biến chủ lực như¬ sấy khô hoa quả, sản xuất mứt hoa quả, dư¬a chuột muối…
Bà Nguyễn Thùy Quý Tú - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Lâm Đồng cho rằng: Mặc dù, số cơ sở chế biến nông, lâm sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình ở Lâm Đồng khá đông. Tuy nhiên, trang thiết bị, máy móc có hệ số đổi mới chỉ ở mức 7%/năm, bằng 1/2 đến 1/3 của các nước khác. Một số cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, giao động từ 10 - 20%. Do đó, hiện chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu lớn tham gia vào công nghiệp chế biến bởi đầu tư một nhà máy chế biến nông sản có dây chuyền hiện đại đòi hỏi kinh phí rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Đầu tư công nghiệp chế biến
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản trong tỉnh giảm mạnh. Đối với các cơ sở chế biến rau củ quả sấy, nông sản đặc sản, mứt, nước cốt, hầu như ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Một số doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không bán được hàng hoá vì tất cả các cơ sở dịch vụ, du lịch đều đóng cửa do giãn cách xã hội.
Còn các cơ sở sơ chế rau, củ quả, đa số các cơ sở đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, ảnh hưởng là không nhiều, chủ yếu là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, HTX có kênh tiêu thụ chính là nhà hàng, khách sạn, chợ do các khu vực này đều ngưng hoạt động trong khoảng thời gian giãn cách xã hội. Đến nay, đa số các doanh nghiệp, cơ sở đã hoạt động bình thường trở lại.
Các doanh nghiệp, HTX có kênh tiêu thụ chính là siêu thị, chợ đầu mối nông sản thì sản lượng tiêu thụ có tăng nhẹ do xu hướng xã hội lựa chọn siêu thị và các cửa hàng nông sản an toàn tăng. Còn các cơ sở chế biến rau củ quả cấp đông xuất khẩu, qua nắm bắt tại một số doanh nghiệp thì trong thời gian qua vẫn hoạt động và sản xuất, xuất khẩu bình thường.
Còn tại vùng cà phê Cầu Đất, với giá cà phê như hiện nay, nếu nông dân bán quả tươi cho thương lái với giá 7.000 - 8.000 đồng/kg hoặc bán nhân thô 40 triệu đồng/tấn nên nắm chắc phần thua lỗ. Nhưng với sự mạnh dạn đầu tư hệ thống máy sơ chế, chế biến sâu trị giá 800 triệu đồng, HTX Trường Sơn đã nâng giá trị hạt cà phê lên gấp từ 2-3 lần.
Còn tại Trang trại cà phê Sơn Pacamara, mỗi kg cà phê Specialty coffee của trang trại được bán dưới dạng nhân xanh với giá thấp nhất cũng lên đến 500.000 đồng/kg. Đặc biệt, riêng loại cà phê Pacamara có giá lên đến 2.200.000 đồng/kg, một mức giá kỷ lục chưa từng xuất hiện trên thị trường cà phê Việt Nam. Tất cả thành quả trên có được là nhờ chủ trang trại đã lựa chọn canh tác những loại cà phê đặc biệt, quan trọng hơn là tham gia vào quá trình chế biến sâu.
Theo bà Tú, thị trường nông sản đang có nhu cầu rất cao và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Nông sản Việt nói chung và Lâm Đồng nói riêng muốn chớp cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn, thì phải đầu tư khâu chế biến.
“Đối với các loại rau, củ quả khác, tình trạng chung thời gian qua là không thể hoãn thời điểm thu hoạch, khó bảo quản tươi và được mùa - rớt giá thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc chế biến và chế biến sâu ngày càng trở nên quan trọng. Chế biến được rau, quả không chỉ giãn thời gian tiêu thụ mà còn đa dạng sản phẩm để tiêu thụ được nhiều hơn; đồng thời, gia tăng giá trị nông sản” - bà Tú cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Võ Hữu Long - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Long Thủy (huyện Bảo Lâm) chia sẻ: Với diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hiện nay gần 20 ngàn ha; trong đó, nhiều chủng loại cây ăn quả được trồng với diện tích lớn như mắc ca, sầu riêng, bơ,... Các chủng loại trái cây chủ yếu được bán tươi, tỷ lệ qua chế biến còn thấp. Đặc biệt, hiện nay do chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh đang giảm khá mạnh do hạn chế về đầu ra.
Theo ông Long, đơn cử như với các loại trái cây, giải pháp tốt nhất, căn cơ nhất là có cơ sở chế biến để lúc sầu riêng chín rộ thì có thể vừa bán tươi vừa làm kem sầu riêng; bơ, chôm chôm cũng tách đóng hộp, bảo quản trong kho lạnh để tiêu thụ dần.
“Ở các huyện phía Nam, những năm gần đây, trái cây đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm về giá, đó là quy luật tất yếu khi diện tích ngày càng tăng. Người trồng cũng mong có đơn vị, công ty đầu tư hoặc kết nối với nông dân để làm kho hay thu mua, chế biến trữ trái lạnh thành múi, thành kem để được lâu dài. Có như vậy, nông dân mới yên tâm sản xuất” - ông Long nói.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có hơn 34,6 ngàn ha rau và 4,8 ngàn ha hoa, hàng năm cung cấp ra thị trường hơn 2,58 triệu tấn rau củ và 3,567 tỷ cành hoa các loại.
Tuy nhiên, hiện năng lực của các nhà máy chế biến chỉ đáp ứng khoảng 13% sản lượng rau của tỉnh và mới có khoảng 50% rau được sơ chế trước khi tiêu thụ. Thị trường chính của rau, hoa là tiêu thụ trong nước với tỷ lệ khoảng 90% sản lượng, còn lại là xuất khẩu.
Còn đối với cà phê, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước với hơn 174 ngàn ha. Năng suất bình quân tăng qua các năm và hiện nay đạt 31,8 tạ/ha, sản lượng 515 ngàn tấn/năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 nhà máy và 192 cơ sở chế biến cà phê với công suất đáp ứng 80-90% sản lượng cà phê toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản lượng chế biến tinh còn khá thấp, vào khoảng 6 ngàn tấn/năm. Như vậy, gần 510 ngàn tấn cà phê nhân của Lâm Đồng gần như phải xuất thô với giá thành không cao.
Thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong đó, Lâm Đồng là một trong số ít tỉnh thành có từ 10 doanh nghiệp chế biến lớn trở lên với sản phẩm chế biến chủ lực như¬ sấy khô hoa quả, sản xuất mứt hoa quả, dư¬a chuột muối…
Bà Nguyễn Thùy Quý Tú - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Lâm Đồng cho rằng: Mặc dù, số cơ sở chế biến nông, lâm sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình ở Lâm Đồng khá đông. Tuy nhiên, trang thiết bị, máy móc có hệ số đổi mới chỉ ở mức 7%/năm, bằng 1/2 đến 1/3 của các nước khác. Một số cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, giao động từ 10 - 20%. Do đó, hiện chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu lớn tham gia vào công nghiệp chế biến bởi đầu tư một nhà máy chế biến nông sản có dây chuyền hiện đại đòi hỏi kinh phí rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
Đầu tư công nghiệp chế biến
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản trong tỉnh giảm mạnh. Đối với các cơ sở chế biến rau củ quả sấy, nông sản đặc sản, mứt, nước cốt, hầu như ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Một số doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không bán được hàng hoá vì tất cả các cơ sở dịch vụ, du lịch đều đóng cửa do giãn cách xã hội.
Còn các cơ sở sơ chế rau, củ quả, đa số các cơ sở đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, ảnh hưởng là không nhiều, chủ yếu là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, HTX có kênh tiêu thụ chính là nhà hàng, khách sạn, chợ do các khu vực này đều ngưng hoạt động trong khoảng thời gian giãn cách xã hội. Đến nay, đa số các doanh nghiệp, cơ sở đã hoạt động bình thường trở lại.
Các doanh nghiệp, HTX có kênh tiêu thụ chính là siêu thị, chợ đầu mối nông sản thì sản lượng tiêu thụ có tăng nhẹ do xu hướng xã hội lựa chọn siêu thị và các cửa hàng nông sản an toàn tăng. Còn các cơ sở chế biến rau củ quả cấp đông xuất khẩu, qua nắm bắt tại một số doanh nghiệp thì trong thời gian qua vẫn hoạt động và sản xuất, xuất khẩu bình thường.
Còn tại vùng cà phê Cầu Đất, với giá cà phê như hiện nay, nếu nông dân bán quả tươi cho thương lái với giá 7.000 - 8.000 đồng/kg hoặc bán nhân thô 40 triệu đồng/tấn nên nắm chắc phần thua lỗ. Nhưng với sự mạnh dạn đầu tư hệ thống máy sơ chế, chế biến sâu trị giá 800 triệu đồng, HTX Trường Sơn đã nâng giá trị hạt cà phê lên gấp từ 2-3 lần.
Còn tại Trang trại cà phê Sơn Pacamara, mỗi kg cà phê Specialty coffee của trang trại được bán dưới dạng nhân xanh với giá thấp nhất cũng lên đến 500.000 đồng/kg. Đặc biệt, riêng loại cà phê Pacamara có giá lên đến 2.200.000 đồng/kg, một mức giá kỷ lục chưa từng xuất hiện trên thị trường cà phê Việt Nam. Tất cả thành quả trên có được là nhờ chủ trang trại đã lựa chọn canh tác những loại cà phê đặc biệt, quan trọng hơn là tham gia vào quá trình chế biến sâu.
Theo bà Tú, thị trường nông sản đang có nhu cầu rất cao và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Nông sản Việt nói chung và Lâm Đồng nói riêng muốn chớp cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn, thì phải đầu tư khâu chế biến.
“Đối với các loại rau, củ quả khác, tình trạng chung thời gian qua là không thể hoãn thời điểm thu hoạch, khó bảo quản tươi và được mùa - rớt giá thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc chế biến và chế biến sâu ngày càng trở nên quan trọng. Chế biến được rau, quả không chỉ giãn thời gian tiêu thụ mà còn đa dạng sản phẩm để tiêu thụ được nhiều hơn; đồng thời, gia tăng giá trị nông sản” - bà Tú cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Võ Hữu Long - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Long Thủy (huyện Bảo Lâm) chia sẻ: Với diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hiện nay gần 20 ngàn ha; trong đó, nhiều chủng loại cây ăn quả được trồng với diện tích lớn như mắc ca, sầu riêng, bơ,... Các chủng loại trái cây chủ yếu được bán tươi, tỷ lệ qua chế biến còn thấp. Đặc biệt, hiện nay do chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh đang giảm khá mạnh do hạn chế về đầu ra.
Theo ông Long, đơn cử như với các loại trái cây, giải pháp tốt nhất, căn cơ nhất là có cơ sở chế biến để lúc sầu riêng chín rộ thì có thể vừa bán tươi vừa làm kem sầu riêng; bơ, chôm chôm cũng tách đóng hộp, bảo quản trong kho lạnh để tiêu thụ dần.
“Ở các huyện phía Nam, những năm gần đây, trái cây đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm về giá, đó là quy luật tất yếu khi diện tích ngày càng tăng. Người trồng cũng mong có đơn vị, công ty đầu tư hoặc kết nối với nông dân để làm kho hay thu mua, chế biến trữ trái lạnh thành múi, thành kem để được lâu dài. Có như vậy, nông dân mới yên tâm sản xuất” - ông Long nói.