Những ngày này, tại TP Pleiku (Gia Lai) không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được UNESSCO công nhận - đang mở hội, tái hiện nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
![]() |
Festival văn hóa cồng chiêng với thông điệp hãy cùng chung tay bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng đang được hơn 1.200 nghệ nhân và hàng ngàn bạn trẻ thể hiện với nhiều nét văn hóa độc đáo.
Ở các buôn làng Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Phụ nữ mềm dẻo với những cái xoay, đàn ông mạnh mẽ với những bước nhảy, những cái vung tay như đang chiến đấu với mãnh thú…
Các lễ hội ở các buôn làng Tây Nguyên thường có những bộ trang phục được làm bằng rễ cây, những chiếc mặt nạ bằng gỗ, bằng những vật dụng thông thường bởi người dân Tây Nguyên tin rằng các thế lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống thường nhật của buôn làng, có cả thần linh và ma quỷ…
an tổ chức cũng tái hiện lễ mừng nhà rông mới - là một trong những nghi lễ truyền thống của người Bana, nhằm giới thiệu và quảng bá một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất trong Không gia văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Theo truyền thống của người Bana, lễ khánh thành nhà rông mới được thực hiện trong phạm vi cộng đồng để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn với những giúp đỡ của thần linh; cầu mong dân làng được che chở, không bị dịch bệnh, tai nạn, đau ốm. Để tạ ơn, dân làng dâng hai con heo, hai con gà và từ sáu ghè rượu lớn trở lên...
(https://tuoitre.vn)