Một khuôn khổ có tầm nhìn cho dăm bảy năm sau và hơn thế hướng đến phát triển hệ thống thương mại đồng bộ, hài hòa, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và đời sống nhân dân. Ðó là mục tiêu của bản “Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng đến năm 2025, định hướng đến 2030” vừa được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo bản quy hoạch, quan điểm phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành thương mại và các ngành kinh tế khác nhằm góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản, tiêu dùng của dân cư. Bên cạnh sự phát triển “phù hợp” còn mang tính “hợp lý” về số lượng, quy mô, vừa đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định theo hướng văn minh, hiện đại; vừa duy trì, phát huy được yếu tố truyền thống của địa phương. Điểm nổi bật của bản quy hoạch tập trung vào chất lượng dịch vụ để các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại này trở thành hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, dẫn dắt hệ thống cửa hàng thương mại trên địa bàn Lâm Đồng; đồng thời khuyến khích phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại và hạn chế xây dựng chợ mới tại các đô thị với phương châm đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư.
Từ quan điểm phát triển hệ thống thương mại nêu trên không nằm ngoài mục đích phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại một cách “đồng bộ, hài hòa, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và đời sống nhân dân” để từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển ngành thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế khác đi đôi với việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hướng tự chủ. Theo đó, đối với hệ thống chợ, đến năm 2020 sẽ xây dựng mới 27 chợ, nâng cấp 15 chợ, di dời 4 chợ và chuyển tên 5 chợ, nâng tổng số chợ vào năm 2020 là 95 chợ và đến năm 2025 là 109 chợ. Ngoài ra, sẽ di dời, xây mới một số chợ ở các xã chưa có chợ trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. Song song với quy hoạch mạng lưới chợ, tiến hành xây mới 4 siêu thị riêng biệt, 12 trung tâm thương mại (4 trung tâm thương mại tại Đà Lạt và 2 trung tâm thương mại tại Bảo Lộc đã có chủ trương đầu tư xây dựng) đến năm 2020. Trong giai đoạn 2021 - 2025 phát triển thêm 6 siêu thị và 5 trung tâm thương mại, nâng tổng số lên 12 siêu thị, 21 trung tâm trên địa bàn Lâm Đồng vào năm 2025.
Với số lượng, quy mô chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được đặt trong lộ trình phát triển hệ thống thương mại từ nay đến năm 2030 mà bản quy hoạch hoạch định cho thấy, số lượng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn là hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng. Các huyện còn lại, ngoài số lượng chợ được nâng cấp, di dời hay xây mới ra, sẽ xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp hay siêu thị khi hội đủ nhu cầu.
Theo bản quy hoạch, tổng nhu cầu vốn tối thiểu để xây dựng mới, nâng cấp hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại lên đến gần 5.003 tỷ đồng. Trong đó nhu cầu đối với hệ thống chợ cần 1.353 tỷ đồng và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại cần gần 3.650 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư được xác định chủ yếu từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn từ phát hành cổ phiếu doanh nghiệp và vốn đầu tư từ nhân dân. Qua đó, UBND tỉnh cũng đề ra danh mục dự án ngoài ngân sách ưu tiên kêu gọi đầu tư trong quá trình phát triển hệ thống thương mại Lâm Đồng đến năm 2025 bao gồm 37 chợ, 9 siêu thị và 9 trung tâm thương mại.
Qua đó, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch ngân sách phù hợp cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện nước... cho các chợ; còn ngân sách các huyện, thành phố chủ động tạo nguồn thu để xây dựng, nâng cấp các chợ trên địa bàn theo quy hoạch. Nguồn đầu tư hệ thống thương mại dựa trên quy hoạch này chủ yếu đến từ nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Do đó, Lâm Đồng sẽ tiến hành tập trung vào thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô tài chính và năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động thương mại nói chung cũng như quản lý, khai thác hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nói riêng; đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống chợ từ các nguồn từ doanh nghiệp bên ngoài, doanh nghiệp kinh doanh trong chợ, hợp tác xã và hộ cá thể.
Một điểm đáng quan tâm khác đó là quỹ đất xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị từ hạng II trở lên đòi hỏi các địa phương cần bố trí quỹ đất sạch để mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đất đai. Còn đối với các siêu thị tổng hợp hạng III hay siêu thị chuyên doanh có quy mô diện tích đất nhỏ thì khuyến khích doanh nghiệp tự tìm đất, các địa phương sẽ hỗ trợ tạo điều kiện về mặt thủ tục theo quy định hiện hành. Riêng các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó thu hút doanh nghiệp đầu tư, các địa phương cần có đất sạch để mời gọi đầu tư.
Xuất phát từ quan điểm “đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, chú trọng đến lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư phát triển hạ tầng chợ, nhất là chợ vùng nông thôn, miền núi” trong việc xây dựng hệ thống thương mại đem đến hy vọng huy động đủ nguồn lực phát triển lĩnh vực này.
Và khi hoàn thiện bản quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại với tầm nhìn dài hạn nêu trên sẽ mang đến bộ mặt giao thương, trao đổi hàng hóa văn minh, hiện đại đối với người dân Lâm Đồng.
(Báo Lâm Đồng Online)
Theo bản quy hoạch, quan điểm phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành thương mại và các ngành kinh tế khác nhằm góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản, tiêu dùng của dân cư. Bên cạnh sự phát triển “phù hợp” còn mang tính “hợp lý” về số lượng, quy mô, vừa đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định theo hướng văn minh, hiện đại; vừa duy trì, phát huy được yếu tố truyền thống của địa phương. Điểm nổi bật của bản quy hoạch tập trung vào chất lượng dịch vụ để các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại này trở thành hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, dẫn dắt hệ thống cửa hàng thương mại trên địa bàn Lâm Đồng; đồng thời khuyến khích phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại và hạn chế xây dựng chợ mới tại các đô thị với phương châm đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư.
Từ quan điểm phát triển hệ thống thương mại nêu trên không nằm ngoài mục đích phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại một cách “đồng bộ, hài hòa, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và đời sống nhân dân” để từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển ngành thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế khác đi đôi với việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hướng tự chủ. Theo đó, đối với hệ thống chợ, đến năm 2020 sẽ xây dựng mới 27 chợ, nâng cấp 15 chợ, di dời 4 chợ và chuyển tên 5 chợ, nâng tổng số chợ vào năm 2020 là 95 chợ và đến năm 2025 là 109 chợ. Ngoài ra, sẽ di dời, xây mới một số chợ ở các xã chưa có chợ trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. Song song với quy hoạch mạng lưới chợ, tiến hành xây mới 4 siêu thị riêng biệt, 12 trung tâm thương mại (4 trung tâm thương mại tại Đà Lạt và 2 trung tâm thương mại tại Bảo Lộc đã có chủ trương đầu tư xây dựng) đến năm 2020. Trong giai đoạn 2021 - 2025 phát triển thêm 6 siêu thị và 5 trung tâm thương mại, nâng tổng số lên 12 siêu thị, 21 trung tâm trên địa bàn Lâm Đồng vào năm 2025.
Với số lượng, quy mô chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được đặt trong lộ trình phát triển hệ thống thương mại từ nay đến năm 2030 mà bản quy hoạch hoạch định cho thấy, số lượng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn là hai thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng. Các huyện còn lại, ngoài số lượng chợ được nâng cấp, di dời hay xây mới ra, sẽ xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp hay siêu thị khi hội đủ nhu cầu.
Theo bản quy hoạch, tổng nhu cầu vốn tối thiểu để xây dựng mới, nâng cấp hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại lên đến gần 5.003 tỷ đồng. Trong đó nhu cầu đối với hệ thống chợ cần 1.353 tỷ đồng và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại cần gần 3.650 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư được xác định chủ yếu từ các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn từ phát hành cổ phiếu doanh nghiệp và vốn đầu tư từ nhân dân. Qua đó, UBND tỉnh cũng đề ra danh mục dự án ngoài ngân sách ưu tiên kêu gọi đầu tư trong quá trình phát triển hệ thống thương mại Lâm Đồng đến năm 2025 bao gồm 37 chợ, 9 siêu thị và 9 trung tâm thương mại.
Qua đó, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch ngân sách phù hợp cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện nước... cho các chợ; còn ngân sách các huyện, thành phố chủ động tạo nguồn thu để xây dựng, nâng cấp các chợ trên địa bàn theo quy hoạch. Nguồn đầu tư hệ thống thương mại dựa trên quy hoạch này chủ yếu đến từ nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Do đó, Lâm Đồng sẽ tiến hành tập trung vào thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô tài chính và năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động thương mại nói chung cũng như quản lý, khai thác hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại nói riêng; đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống chợ từ các nguồn từ doanh nghiệp bên ngoài, doanh nghiệp kinh doanh trong chợ, hợp tác xã và hộ cá thể.
Một điểm đáng quan tâm khác đó là quỹ đất xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị từ hạng II trở lên đòi hỏi các địa phương cần bố trí quỹ đất sạch để mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đất đai. Còn đối với các siêu thị tổng hợp hạng III hay siêu thị chuyên doanh có quy mô diện tích đất nhỏ thì khuyến khích doanh nghiệp tự tìm đất, các địa phương sẽ hỗ trợ tạo điều kiện về mặt thủ tục theo quy định hiện hành. Riêng các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó thu hút doanh nghiệp đầu tư, các địa phương cần có đất sạch để mời gọi đầu tư.
Xuất phát từ quan điểm “đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, chú trọng đến lợi ích lâu dài của nhà đầu tư, đồng thời tăng cường hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư phát triển hạ tầng chợ, nhất là chợ vùng nông thôn, miền núi” trong việc xây dựng hệ thống thương mại đem đến hy vọng huy động đủ nguồn lực phát triển lĩnh vực này.
Và khi hoàn thiện bản quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại với tầm nhìn dài hạn nêu trên sẽ mang đến bộ mặt giao thương, trao đổi hàng hóa văn minh, hiện đại đối với người dân Lâm Đồng.
(Báo Lâm Đồng Online)