40 năm nay người thượng tá công an về hưu Đặng Minh Tâm ở phường 3, TP Đà Lạt đã âm thầm nhặt nhạnh, sưu tầm, nghiên cứu những đồ vật gắn liền với đời sống của đồng bào Tây Nguyên.
Trót yêu, trót đam mê văn hóa của đồng bào vùng đất cao nguyên kỳ bí. 40 năm nay người thượng tá công an về hưu Đặng Minh Tâm ở phường 3, TP Đà Lạt đã âm thầm nhặt nhạnh, sưu tầm, nghiên cứu những đồ vật gắn liền với đời sống của đồng bào Tây Nguyên để rồi ông có cho riêng mình một kho tàng đồ sộ với trên 3.000 kỷ vật mang đậm dấu ấn của đại ngàn. Và cái tên cái tên K’ Tâm trìu mến được bà con dành tặng cũng bắt đầu từ niềm đam mê bất tận ấy.

Khởi nguồn của niềm đam mê bất tận mà ông Đặng Minh Tâm dành cho những đồ vật gắn liền với đời sống của dân tộc Tây nguyên. Đó là những năm tháng công tác trong ngành công an, mỗi lần đi công tác về với bà con buôn làng, cùng ăn, cùng ở chống lại lực lượng Furlo chống phá. Mỗi lần trở về đơn vị ông lại được đồng bào tặng một đồ vật quý, như một món quà kỷ niệm với người chiến sỹ mà đồng bào yêu quý. Với K’ Tâm, đó là những kỷ vật thiêng liêng gắn kết ông với các buôn làng. Tình cảm máu thịt, sự trân trọng con người và văn hóa bản địa Tây Nguyên đã thôi thúc ông phải làm gì đó để bảo tồn, gìn giữ vốn liếng quý báu ấy, không thể để nó mai một theo thời gian.

Trong căn nhà này, 2/3 diện tích được ông dành trưng bày các vật báu của mình. Chúng được sắp xếp rất khoa học, chỉn chu: với các bộ khác nhau : bộ lễ hội ; bộ nhạc cụ ; bộ săn bắn trên cạn, bộ săn bắt dưới nước; bộ dụng cụ sản xuất; đồ dùng gia đình, bộ dệt... Thứ nào cũng được ông trân quý nâng niu, bảo quản, giữ gìn thật cẩn thận. Đặc biệt trong kho tàng ấy có cả những bộ trang phục thổ cẩm dệt bằng sợi gòng của tù trưởng người Mạ đã trên 200 năm; Có bộ áo quý giá làm bằng vỏ cây của người Gia Rai, có khố thổ cẩm cổ dài nhất Tây Nguyên. Cả bộ đàn đá vẫn còn rất nguyên vẹn có niên đại xa xưa,; có chiếc ché bom thế mạng trong buôn làng Ba Na được chế tác từ thế kỷ 13; có cả chiếc ghế đặc biệt của "vua voi" ngồi cúng.. Nhiều thứ có một không hai không thể tìm thấy ở các bảo tàng lớn mà chỉ có thể tìm thất ở nơi này.

Với những báu vật ở bảo tàng thu nhỏ của K’ Tâm mang một giá trị trên nhiều phương diện cả về văn hóa lẫn lịch sử… Đây cũng là điểm tham qua, nghiên cứu lý tưởng của sinh viên các chuyên ngành lịch sử; văn hóa học; Việt nam học; du lịch vv….và là nơi tìm những người yêu văn hóa Tây nguyên. Đến đây chứng kiến kho hiện vật đồ sộ này ai cũng mang sự khâm phụ về tình yêu bất tận của thượng tá Đặng Minh Tâm dành cho văn hóa truyền thông của dân tộc Tây Nguyên.

Dù không phải là nhà sưu tập chuyên nghiệp và là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng thượng tá Đặng Minh Tâm lại rất chuyên nghiệp trong bài trí các hiện vật đầy dụng ý và khoa học, đảm bảo được tính chân thực cho những hiện vật ông đã sưu tầm được.
(http://lamdongtv.vn/)
(http://lamdongtv.vn/)