Những năm gần đây, Lâm Đồng trở thành “điểm sáng” của cả nước về phát triển nông nghiệp. Việc đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xem là một trong những động lực quan trọng dẫn tới thành công cho ngành nông nghiệp địa phương.
Đổi thay nhờ liên kết
Lâm Đồng là địa phương sản xuất hoa lớn nhất cả nước với tổng diện tích gần 10 nghìn ha, sản lượng hằng năm đạt gần 4 tỷ cành. Mặc dù thương hiệu “Hoa Đà Lạt” đã trở nên nổi tiếng nhưng do sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, việc tiêu thụ chủ yếu dựa vào các thương lái nhỏ nên thu nhập của người trồng hoa khá bấp bênh. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa, hàng nghìn hộ nông dân trồng hoa đã thoát nỗi lo “dội hàng, rớt giá”. Ông Nguyễn Hữu Tiến ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chia sẻ: "Từ 1.000m2 nhà kính lúc đầu, đến nay gia đình tôi đã mở rộng diện tích trồng hoa lên 5.000m2, lợi nhuận hằng năm ổn định hơn 600 triệu đồng. Bí quyết chính là nhờ tham gia liên kết với Công ty TNHH Dalat Hasfarm, được công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngay cả khi dịch Covid-19 xảy ra, việc tiêu thụ hoa gặp nhiều khó khăn thì chúng tôi vẫn bán được hoa với giá như đã thỏa thuận trong hợp đồng".
Đổi thay nhờ liên kết
Lâm Đồng là địa phương sản xuất hoa lớn nhất cả nước với tổng diện tích gần 10 nghìn ha, sản lượng hằng năm đạt gần 4 tỷ cành. Mặc dù thương hiệu “Hoa Đà Lạt” đã trở nên nổi tiếng nhưng do sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, việc tiêu thụ chủ yếu dựa vào các thương lái nhỏ nên thu nhập của người trồng hoa khá bấp bênh. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hoa, hàng nghìn hộ nông dân trồng hoa đã thoát nỗi lo “dội hàng, rớt giá”. Ông Nguyễn Hữu Tiến ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chia sẻ: "Từ 1.000m2 nhà kính lúc đầu, đến nay gia đình tôi đã mở rộng diện tích trồng hoa lên 5.000m2, lợi nhuận hằng năm ổn định hơn 600 triệu đồng. Bí quyết chính là nhờ tham gia liên kết với Công ty TNHH Dalat Hasfarm, được công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngay cả khi dịch Covid-19 xảy ra, việc tiêu thụ hoa gặp nhiều khó khăn thì chúng tôi vẫn bán được hoa với giá như đã thỏa thuận trong hợp đồng".
![]() |
Bên cạnh yếu tố đầu ra và giá cả, khi tham gia mô hình liên kết, các hộ nông dân như gia đình ông Soa, ông Tiến còn được doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ phân bón, giống, kỹ thuật, qua đó tích luỹ được nhiều kiến thức khoa học và kinh nghiệm canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững. “Cây giống thì được cung cấp từ nguồn sạch bệnh. Hằng tuần, công ty đều cử nhân viên xuống tận vườn cùng với chúng tôi kiểm soát sâu bệnh và đưa ra giải pháp để khắc phục”-Ông Nguyễn Hữu Tiến cho biết thêm.
Động lực cho ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng, tính đến tháng 10-2021, toàn tỉnh có 110 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó có 23 chuỗi cấp tỉnh và 87 chuỗi cấp huyện, với sự tham gia khoảng 12.500 hộ nông dân. Khi tham gia mô hình liên kết, các bên được nhà nước tư vấn, hỗ trợ máy móc, phương tiện kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng mã Code truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ hơn 18 tỷ đồng cho các mô hình. Điển hình như Công ty Cổ phần Viên Sơn có trụ sở tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng đã được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng trong năm 2020 để làm nhà kính nghiên cứu, khảo nghiệm giống; trang bị máy chiên công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải. Năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục được hỗ trợ khoảng 1,5 tỷ đồng nhằm trang bị tủ cấp đông, máy X-ray và hệ thống lọc nước cấp cho sản xuất...
Kinh nghiệm tại Lâm Đồng cho thấy, để các mô hình liên kết bền vững, hiệu quả thì việc xây dựng dự án ban đầu đóng vai trò quan trọng. Ngoài căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, cơ quan chức năng phải nắm được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và người dân, dựa vào tiềm năng, thế mạnh mà địa phương sẵn có.
Tại Lâm Đồng, các mô hình liên kết chủ yếu tập trung vào trồng, chế biến, tiêu thụ rau, hoa, cà phê, chè, gia súc, gia cầm vì đây là những mặt hàng chủ lực, thế mạnh của địa phương. “Ngoài những yêu tố trên, cơ quan xây dựng mô hình phải biết “chọn mặt gửi vàng” đối với đơn vị chủ trì. Đó phải là doanh nghiệp có uy tín, có tiềm lực tài chính và chiến lược phát triển tốt. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân, giúp họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia. Có sự ràng buộc chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng ký kết giữa các bên. Tránh tình trạng thấy giá ngoài thị trường cao, nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp mà bán cho thương lái hoặc khi gặp khó khăn, doanh nghiệp không chịu bao tiêu sản phẩm, ép giá nông dân”- đồng chí Phạm Văn Minh, chuyên viên Phòng Kinh tế hợp tác và trang trại, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Lâm Đồng nêu ví dụ.
Theo đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng với đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã kiểu mới, tỉnh Lâm Đồng thường xuyên khuyến khích, vận động người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hình thành các chuỗi liên kết. Nhờ đó đã góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại địa phương đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Các mô hình liên kết là động lực quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, đưa nông nghiệp Lâm Đồng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.
VŨ ĐÌNH ĐÔNG