Hiện nay cả nước có 32 doanh nghiệp ứng dụng giải pháp công nghệ để kết nối trong sản xuất nông nghiệp gọi tắt là IoT .Riêng Lâm Đồng đã có 17 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này.

Lâm Đồng là địa phương dẫn đầu của nước phát triển nông nghiệp thông minh. Từ việc ứng dụng công nghệ để kết nối trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng hiệu suất canh tác; giảm nhân công lao động; phòng chống dịch bệnh. Theo đó cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm. Chi phí hệ thống IoT cho một ứng dụng quản lý nông trại dao động từ 2-20 triệu đồng mỗi sào hoặc cao hơn tùy theo yêu cầu về mức hiện đại và độ chính xác. Để khai thác tiềm năng, lợi thế ứng dụng công nghệ để kết nối trong sản xuất, trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hợp tác với các trường đại học thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đào tạo chuyên sâu khối ngành kỹ thuật về công nghệ thông tin; công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến IoT, công nghệ sinh học trong chọn tạo giống và canh tác.
Theo đó, địa phương sẽ đặt hàng nghiên cứu với các viện nghiên cứu, nghiên cứu phần mềm và phần cứng ứng dụng giải pháp IoT, tạo ra các công nghệ mới có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực toàn diện cho các đối tượng trực tiếp tham gia nông nghiệp thông minh 4.0 bao gồm: Nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp/hợp tác xã và nông dân để thực hiện đồng bộ nông nghiệp thông minh./.
(http://lamdongtv.vn/)
Theo đó, địa phương sẽ đặt hàng nghiên cứu với các viện nghiên cứu, nghiên cứu phần mềm và phần cứng ứng dụng giải pháp IoT, tạo ra các công nghệ mới có tính ứng dụng cao phục vụ nông nghiệp thông minh 4.0. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực toàn diện cho các đối tượng trực tiếp tham gia nông nghiệp thông minh 4.0 bao gồm: Nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp/hợp tác xã và nông dân để thực hiện đồng bộ nông nghiệp thông minh./.
(http://lamdongtv.vn/)