Theo Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ khách sạn Bạch Đằng đã hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ và Quốc hội xin chủ trương đầu tư dự án “Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt" với tổng dự toán hơn 17.200 tỉ đồng.

Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ khách sạn Bạch Đằng, đơn vị đăng ký đầu tư tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm cho biết, đã hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ và Quốc hội xin chủ trương đầu tư dự án “Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt" với tổng dự toán hơn 17.200 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT kết hợp BT).

Theo báo cáo này, điểm khởi đầu dự án từ ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến điểm cuối ga Đà Lạt (Lâm Đồng) được khôi phục trên tuyến đường sắt trước đây. Tổng chiều dài toàn tuyến 84 km với 17 nhà ga, trong đó đoạn đường sắt qua địa phận Ninh Thuận 49 km với 7 nhà ga. Được biết tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1902 đến năm 1932 mới hoàn thành. Thời điểm đó toàn tuyến có 12 nhà ga, 5 hầm chui gồm 1.090m và hai đoạn đường vận hành bằng răng cưa bám tà vẹt để vượt đèo dốc có chiều dài 14km.
Từ năm 1968 tuyến đường sắt nêu trên tạm dừng khai thác, đến đến năm 1975 khởi động lại được 7 chuyến tàu thì dừng vận hành cho đến nay. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có chủ trương khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.
(http://lamdongtv.vn/)
Từ năm 1968 tuyến đường sắt nêu trên tạm dừng khai thác, đến đến năm 1975 khởi động lại được 7 chuyến tàu thì dừng vận hành cho đến nay. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có chủ trương khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.
(http://lamdongtv.vn/)