Nhắc đến giai điệu cồng chiêng Tây Nguyên, người ta thường nói đến những chàng trai, đeo trên mình những chiếc cồng chiêng to lớn vừa đánh vừa nhảy theo điệu nhạc mang âm hưởng hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.
Thế nhưng tại buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cồng chiêng lại được diễn tấu bởi những người phụ nữ đồng bào Êđê Bih và chính vì vậy, giai điệu cồng chiên ở buôn Trấp lại mang âm hưởng độc đáo khác biệt.

Không phải là những loại cồng chiêng lớn và cũng không cần cầu kì tới mức phải có 12 chiếc cồng chiêng trở lên, mà chỉ bằng 6 chiếc cồng chiêng nhỏ cùng 1 người đánh trống giữ nhịp là cả vùng núi rừng buôn Trấp ở huyện Krông Ana lại hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân…
Do truyền thống ở rể của đồng bào Êđê Bih, nên những cô gái trở thành lựa chọn tốt nhất để truyền dạy cồng chiêng, từ đó kế thừa và tạo nên âm hưởng cồng chiêng sâu lắng, bình dị.
Do truyền thống ở rể của đồng bào Êđê Bih, nên những cô gái trở thành lựa chọn tốt nhất để truyền dạy cồng chiêng, từ đó kế thừa và tạo nên âm hưởng cồng chiêng sâu lắng, bình dị.

Em H’rôya Azun - Xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk: Ở đây khác với nơi khác, là nữ nhưng bọn em được học đánh cồng chiêng từ nhỏ, tuy có nhiều khó khăn hơn so với nam giới nhưng vì đam mê nên bọn em rất cố gắng. Đánh cồng chiêng này không học như sách vở được đâu, chung em thường học thành từng nhóm với nhau và cùng lắng nghe để có thể đánh thành giai điệu được.

Có thể nói, nét độc đáo của cồng chiêng người Êđê Bih không chỉ được đánh bởi những phụ nữ, mà cả ở diễn tấu, đội nữ cồng chiêng di chuyển theo vòng tròn từ phải qua trái theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, điệu múa này bao hàm ý nghĩa nhớ ơn tổ tiên, ngược dòng về nguồn cội. Đây cũng là một trong những nét đặc thù riêng mà người dân tộc Êđê Bih còn lưu giữ được nguyên gốc. Và chính nhờ điểm độc đáo này, nên giai điệu cồng chiêng nữ Êđê Bih sâu lắng, bình dị và nhẹ nhàng hơn.

Bà H’Ríu Hmôk - Đội chiêng Ê đê Bil, thị trấn buôn trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Đội cồng chiêng nữ ở buôn Trấp này có từ lâu rồi, chúng tôi truyền từ đời này sang đời khác để bảo tồn giá trị truyền thống của đồng bào. Giờ nhóm chúng tôi cũng già rồi, không thể đánh cồng chiêng mãi được nên chúng tôi dạy cho lớp trẻ là nữ giới trong buôn, cách này vừa giữ được đúng bản sắc cồng chiêng của đồng bào Êđê Bih tại đây vừa có thể truyền đam mê cho lứa thanh niên trẻ trong buôn.

Bà Linh Nga Niê Kđăm - Nhà nghiên cứu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho biết:Khi tôi đi điền giả, bà con nói với tôi dạy đánh cồng chiêng cho trẻ nam, khi chúng đi lấy vợ ở buôn khác thì lại mất người đánh. Hiện nay một số buôn ở Đắk Lắk đã dạy đánh chiêng cho nữ giới. Vì chị em sẽ mãi ở lại buôn làng theo tục lệ chồng làm rễ của người Ê đê. Tôi nghĩ không có tập quán nào không thay đổi được…, và đây là là yếu tố để bảo tồn bền vững văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Theo thống kê, hiện đồng bào Êđê Bih tại Đắk Lắk chỉ có khoảng 100 nóc nhà với gần 1.000 nhân khẩu sống tập trung theo lưu vực dòng sông Krông Ana. Vì vật nét đẹp cồng chiêng nữ của buôn, làng nơi đây luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm gìn giữ. Thông qua việc tổ chức thành những Đội cồng chiêng ở nhiều lứa tuổi, có thể vừa đi biểu diễn vừa truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ./.
(http://lamdongtv.vn/)
(http://lamdongtv.vn/)