Sau 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân chỉ đóng góp chưa tới 10% GDP dù được coi là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế. Khu vực này còn gặp rất nhiều rào cản để thực sự bứt phá trong thời gian tới.
Đây là những nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 diễn ra sáng Hà Nội.

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, tạo mầm cho một thế hệ doanh nhân mới của Việt Nam. Đây là khu vực có sức tăng trưởng công nghiệp cao nhất, là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế phục hồi trong giai đoạn 2008-2009.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng phát triển của khu vực kinh tế này đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp “vừa” quá ít; Quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ có đóng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 60-70% năm 2010 xuống còn 30% năm 2015-2016…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xu hướng phát triển của khu vực kinh tế này đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp “vừa” quá ít; Quá ít các tập đoàn tư nhân lớn, càng ít tập đoàn lớn định hướng đầu tư sản xuất, chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ có đóng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 60-70% năm 2010 xuống còn 30% năm 2015-2016…

Tại Diễn đàn, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá trong đó nhấn mạnh tới việc xây dựng chiến lược phát triển DN Việt Nam cho giai đoạn phát triển mới, với nền tảng là doanh nghiệp tư nhân và trục cốt lõi là các Tập đoàn Kinh tế. Chiến lược cần định vị theo đúng nguyên tắc thị trường – hiện đại vai trò chức năng của từng thành phần – lực lượng kinh tế./.
(http://lamdongtv.vn/)
(http://lamdongtv.vn/)